“Nghệ thuật và thợ thủ công” là tập hợp 4 tiểu luận về vấn đề thẩm mỹ và tâm hồn con người trước những biến chuyển thời đại tại Châu Âu thế kỷ 19, bao gồm: – Nghệ thuật và thợ thủ công – Bài giảng cho sinh viên nghệ thuật – Tâm hồn con […]
Điều thôi thúc tôi đọc “Thiên địa phong trần” đó là những thông tin, những điều ít ỏi về một chàng trai thông minh đẹp đẽ và ám ảnh tôi từ mấy năm nay: Thái tử Lê Duy Vỹ với cái chí khí Phượng Hoàng tuy người mất nhưng bất diệt với thời gian. (…) Thật đớn đau cho chàng Thiều, đớn đau cho Thái tử Lê Duy Vỹ, đớn đau cho Hoàng tôn Duy Khiêm hay vua Chiêu Thống sau này, các người chẳng trông mong gì vào đám hủ nho cơ hội ấy đâu… Thời gian sẽ trả lời tất cả. Thật đớn đau cho mấy người…. – Nhận xét về Thiên địa phong trần – Tập 1.
Chuyện triều chính lao đao, Khản không muốn Thiều tiếp tục lấn sâu vào vũng bùn ấy nữa. Ngài bắt Thiều phải hứa. Nhưng lời hứa ấy có lẽ chẳng bao giờ được thực hiện, dù là Thiều hay là Khản. Bởi cả hai đã lún quá sâu mà chẳng thể vãn hồi, như cái cách Thiều so sánh thân phận mình với nàng cung nữ: muốn tránh khỏi bon chen mà chẳng thoát được vòng luẩn quẩn. Và rồi cái vòng luẩn quẩn ấy tiếp diễn ra sao? Có lẽ phải đợi tập 2 mới biết được. – Nhận xét về tiểu thuyết Thiên địa phong trần – Tập 1
“Thiên địa phong trần” không khô khan với những con số, những sự kiện được liệt kê máy móc. Tiểu thuyết này không nhằm cung cấp cho người đọc những điều ấy, mà tập trung mô tả lại một thời kì loạn lạc của nước ta, với những âm mưu tranh đoạt, những suy nghĩ lo toan, những mảnh tình dối trá có mà sâu nặng cũng có, và cả phục dựng lại, số phận của những người tài hoa thời ấy… Qua đây mình cũng có một góc nhìn mới về các nhân vật lịch sử. Khi còn ở trường phổ thông, các nhân vật lịch sử thường được “lí tưởng hoá”, và rằng họ lo cho nước cho dân đến không màng bản thân. – Nhận xét về “Thiên địa phong trần” – Tập 1 | Hà Thủy Nguyên