Book Exploring: Khi công cụ chi phối con người

Online Event

Mời bạn đọc tham gia thảo luận về chủ đề KHI CÔNG CỤ CHI PHỐI CON NGƯỜI cùng nhà văn Hà Thủy Nguyên trong buổi Book Exploring online do Book Hunter tổ chức vào tối ngày 15 tháng 6 sắp tới. Tại buổi thảo luận, người tham dự sẽ tìm hiểu về sự chuyển biến đã khiến các công cụ, từ các thiết bị giáo dục đến các phương tiện y tế, vượt qua vai trò hỗ trợ và trở thành lực lượng chi phối, gây ra những hệ quả tiêu cực như sự phụ thuộc quá mức và sự suy giảm khả năng tự chủ của con người thông qua tác phẩm “Công cụ cộng sinhcủa Ivan Illich.

Vui lòng đăng ký tham gia bằng cách điền thông tin theo form dưới đây hoặc nhấn Đăng Ký nếu đã có tài khoản trên Book Hunter Lyceum. Chúng mình sẽ gửi link Google Meet cho người tham dự qua email xác nhận đăng ký tham gia sự kiện.

ƯU ĐÃI 15% CHO CÁC ĐƠN ĐẶT MUA CÔNG CỤ CỘNG SINH DUY NHẤT TRONG NGÀY DIỄN RA SỰ KIỆN

Vui lòng đặt mua với chúng mình qua các kênh:

– Inbox fanpage Book Hunter

– Nhắn tin qua Zalo 0964491749

Về cuốn sách CÔNG CỤ CỘNG SINH của Ivan Illich

Sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp trong vài thập kỷ qua đã tạo ra những công cụ ngày càng phức tạp và mạnh mẽ. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa không chỉ thay thế lao động thủ công mà còn thực hiện nhiều công việc trí óc phức tạp. Các công ty và cá nhân ngày càng dựa vào những công cụ này để duy trì hiệu quả và cạnh tranh trong một thế giới mà việc số hóa ngày một phổ biến. Đồng thời, việc quản lý và kiểm soát lượng dữ liệu khổng lồ từ các công cụ kỹ thuật số đã tạo ra một khía cạnh khác của sự kiểm soát: các công ty công nghệ sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ, nhưng cũng để định hướng và kiểm soát hành vi của người dùng.

Điều này không chỉ là một hiện tượng mới xuất hiện, mà đã được Ivan Illich tiên đoán từ 50 năm trước trong cuốn sách “Công Cụ Cộng Sinh”, khi thế giới đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đầy mạnh mẽ mà đến nay, xã hội dường như vẫn chẳng có bao nhiêu thay đổi. Ivan Illich cho rằng nếu không có sự kiểm soát và điều chỉnh, tương lai sẽ rất đáng lo ngại. Khả năng tự chủ của con người có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi họ quá phụ thuộc vào các công cụ. Quy trình tư duy và hành động trở nên máy móc, thiếu đi sự linh hoạt và sáng tạo. Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến sự xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư, và sự tiếp cận không đồng đều với công nghệ tiên tiến có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn.

Illich kêu gọi một sự tái thiết kế xã hội, nơi con người phải lấy lại quyền kiểm soát, sử dụng công cụ một cách cân bằng và có trách nhiệm, nhằm bảo vệ tính tự chủ và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Tầm nhìn của Illich về một xã hội cân bằng giữa con người và công cụ ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Để tránh rơi vào vòng xoáy của sự chi phối bởi công cụ, chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận lại mối quan hệ giữa con người và công cụ, đảm bảo rằng công cụ luôn phục vụ con người một cách hiệu quả và nhân văn nhất. Những cảnh báo của Illich từ nửa thế kỷ trước không chỉ là lời nhắc nhở, mà còn là kim chỉ nam cho tương lai, giúp chúng ta xây dựng một xã hội bền vững và công bằng hơn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ THEO FORM BÊN CẠNH



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *