Khủng hoảng khí hậu, khoảng cách ngày càng tăng giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, giữa Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu, cùng đại dịch COVID-19 đã chứng minh mô hình kinh tế chủ đạo dựa trên tăng trưởng không còn phù hợp với sự phát triển của đời sống. Việc phê phán một hệ thống kinh tế dựa trên tăng trưởng không phải là mới. Từ 50 năm trước đã có những nghiên cứu khoa học cảnh báo rằng việc tiêu thụ tài nguyên của một nền kinh tế ngày một phát triển là không bền vững. Kể từ đó, nhiều giải pháp thay thế cho nền kinh tế dựa trên tăng trưởng đã được đưa ra, trong đó có thoái tăng trưởng (degrowth) – một thuật ngữ đã luôn gây tranh cãi ngay từ khi xuất hiện.
Đại dịch hóa ra lại là một thời điểm quan trọng cho cuộc tranh luận về thoái tăng trưởng. Một mặt, những người ủng hộ tăng trưởng kinh tế đã lấy việc phong tỏa làm bằng chứng cho thấy một xã hội thoái tăng trưởng sẽ như thế nào, mặc dù mô hình kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng phải chịu ít nhất một phần trách nhiệm trong việc thúc đẩy đại dịch. Mặt khác, những người ủng hộ thoái tăng trưởng đã nhân cơ hội này để làm rõ đề xuất của họ và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải chuyển sang một nền kinh tế hậu tăng trưởng.
Thoái tăng trưởng đang bước vào cuộc tranh luận chính thống hơn bao giờ hết. Khi những khiếm khuyết trong mô hình tăng trưởng tự do ngày một trở nên rõ rệt thì thoái tăng trưởng được coi là một giải pháp thay thế hữu hình. Khác xa với một khái niệm cấp tiến chỉ giới hạn trong lĩnh vực tranh luận trừu tượng, thoái tăng trưởng có thể nắm giữ chìa khóa cho một thế giới công bằng và bền vững hơn. Các quan điểm thoái tăng trưởng đưa ra một giải pháp bước ra khỏi guồng quay của hệ thống phân chia thứ bậc của chủ nghĩa bành trướng thiếu thân thiện.
Bài giảng ngắn về Thoái Tăng Trưởng
Được đúc rút từ cuốn sách “Tương lai sẽ là thoái tăng trưởng” (Matthias Schmelzer, Andrea Vetter, Aaron Vansintjan), dịch giả của cuốn sách, chị Nguyễn Phương Anh, đã tổng hợp thành 4 bài giảng ngắn giúp các độc giả có cái nhìn tổng quan về Thoái Tăng Trưởng (Degrowth).
Bài 1: Tại sao Tương lai lại là Thoái Tăng Trưởng
Đi từ khái niệm Tăng trưởng, đến Suy Thoái và Thoái Tăng Trưởng để nhận thức rằng Thoái Tăng Trưởng không đồng nghĩa với sự tụt lùi về kinh tế.
Bài 2: Các lý thuyết phê bình Tăng Trưởng
Thoái Tăng Trưởng như một hệ lý thuyết tích hợp các lý thuyết phê bình Tăng Trưởng.
Bài 3: Tại sao phải Thoái Tăng Trưởng
Tương lai mà Thoái Tăng Trưởng đưa ra có thể mường tượng như thế nào?
Bài 4: Chính sách Thoái Tăng Trưởng
Những miêu tả về các chính sách giúp Thoái Tăng Trưởng trở nên khả thi.