“Luân lý học” là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. “Luân lý học” nguyên văn tiếng Anh là “Nicomachean Ethics”, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. “Luân lý học” ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.
Ảnh hưởng các nguyên lý Luân lý do Aristotle đề xướng rộng khắp, bao trùm trong nhiều lĩnh vực chính trị, pháp luật, tâm lý học, giáo dục… Các bạn có thể tìm hiểu các ý tưởng căn bản trong “Luân Lý Học” qua bộ tư liệu dưới đây.