Nghệ thuật và thợ thủ công - Tác giả: Oscar Wilde

Có thể nói, nếu tiểu thuyết, truyện ngắn là tấm áo choàng đẹp đẽ mà Oscar Wilde đỏm dáng thích khoác lên người, thì tiểu luận chính là địa hạt mà Oscar Wilde có thể thể hiện mình chân thật nhất, không cần quan tâm đến thị hiếu đại chúng, càng không cần quan tâm đến việc có ai đang yêu thích/ đồng ý với mình hay không.
Nguyễn Hoàng Dương
Book Reviewer

Nghệ thuật và thợ thủ công dày 208 trang khổ 12X20.5 cm

Nằm trong Tủ sách Kiến tạo của Book Hunter.

Được cấp phép bởi NXB Hội Nhà Văn, 2019

Giá sách: 110.000 VNĐ

Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)

Chính thức phát hành vào tháng 7 năm 2019.

Tái bản lần 1 vào quý 1 năm 2021. 

Người dịch: Bùi Minh Hùng

Hiệu đính: Lê Duy Nam

Đặt sách tại đây

Có gì trong tập tiểu luân Nghệ thuật và thợ thủ công của Oscar Wilde?

Book Hunter đã chọn lựa 4 tiểu luận và bài giảng của Oscar Wilde để dịch và nhóm lại thành tập sách lấy tựa đề “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Cả 4 tiểu luận này đều là những suy tư của Oscar Wilde về sự kiến tạo tinh thần trong thời đại mà ông sống: Châu Âu thế kỷ 19 dưới thời đại trị vì của nữa hoàng Victoria.

Oscar Wilde bàn về cách nghệ thuật cần phải hướng tới các giá trị thẩm mỹ ra sao, người nghệ sĩ cần giữ thái độ độc lập và chuẩn mực sáng tác như thế nào, chúng ta cần phải hướng tới tự do cá nhân như một lẽ sống không thể chối bỏ.

Con đường kiến tạo của ông đi ngược lại xu hướng thế kỷ 19 ở Anh quốc nói riêng và châu Âu nói chung, khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ đã gây ra một thảm trạng về cảnh quan và môi trường sống. Ô nhiễm môi trường, những sản phẩm hàng loạt chất lượng kém, lối “trưởng giả học làm sang” của các trọc phú mới nổi, những công trình kiến trúc và nghệ thuật thô kệch, những sáng tác văn chương được viết vội vã và cố gắng hạ thấp độ tinh vi để phù hợp với đại đa số quần chúng đọc báo chí…

4 tiểu luận bao gồm:

+ Bài giảng cho sinh viên nghệ thuật (1883)

+ Nghệ thuật và thợ thủ công (1882)

+ Tâm hồn con người (xuất bản năm 1891)

+ Những lời gan ruột (viết khi ở tù)

Một Oscar Wilde khác...

Tôi là người đứng ở vị trí tượng trưng giữa nghệ thuật và văn hóa trong thời đại của mình.

Oscar Wilde (1854 – 1900) là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông ra đời tại Dublin, Ireland, ngày 16 tháng 10 năm 1854 và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30 tháng 11 năm 1900.

Đọc các tiểu luận của Oscar Wilde ta sẽ thấy rằng ông không phải chỉ là một nhà văn đỏm dáng và hài hước, ông ở một tầm cỡ lớn hơn thế!

Nếu George Orwell đã biến văn chương chính trị thành nghệ thuật thì Oscar Wilde là trường hợp hiếm hoi trong số các nhà văn duy mỹ đã chỉ rõ được vai trò chính trị của cái đẹp và nghệ thuật.

Cái đẹp và nghệ thuật  không phải chỉ là những đóa hoa tô điểm cho cuộc sống mà hơn cả thế, đó là môi trường để những tâm hồn cao thượng và tự do có thể tồn tại và phát triển.

Hơn ai hết, Oscar Wilde rất ý thức và nỗ lực để kiến tạo một môi trường như vậy, và ông thuyết giảng không ít về thông điệp ấy với những người làm nghệ thuật.

Tại sao Book Hunter dịch "Nghệ thuật và thợ thủ công"

Chúng tôi không hi vọng những người đọc cuốn sách này sẽ bắt chước Oscar Wilde để kiến tạo ra một thời đại nghệ thuật và cái đẹp giống như Oscar Wilde miêu tả. Chúng tôi mong muốn rằng ai đó trong số các độc giả của cuốn sách có thể nhận ra vai trò đích thực của nghệ thuật và cái đẹp.

Trong “Bức họa Dorian Gray”, Oscar Wilde viết: “Thảy nghệ thuật đều tuyệt đối vô dụng” (Nguyễn Tuấn Linh dịch) nhưng trong bài tiểu luận “Nghệ thuật và thợ thủ công”, ông lại cho biết: “…cái có ích luôn ở về phía cái đẹp” (Minh Hùng dịch).

Mục đích của nghệ thuật là khuấy động những hòa âm xa xôi và thiêng liêng nhất, thứ tạo nên âm nhạc trong tâm hồn ta; và thực sự, sắc màu bản thân nó là một sự hiện diện thần bí trên mọi thứ, còn thanh âm thì như thể người lính gác.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email