Tập thơ cổ phong Mùa Dã Cổ của Hà Thủy Nguyên

Mùa dã cổ dày 139 trang khổ 12X20,5cm

Nằm trong Tủ sách Book Hunter

Được cấp phép bởi NXB Hội Nhà Văn, 2016

Giá sách: 85.000 VNĐ

Phí ship: 25.000 VNĐ (Nội thành hà Nội) – 35.000 VNĐ (Toàn quốc)

Chính thức phát hành: tháng 6 năm 2016.

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

Đặt sách tại đây:

Tập thơ Mùa Dã Cổ thể hiện những tâm tư trong những ngày đầu thành lập Book Hunter

Đa phần các bài thơ trong tập thơ cổ phong Mùa Dã Cổ đều được sáng tác trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015. Đây là khoảng thời gian ý tưởng Book Hunter được thai nghén và bước đầu hình thành.

Bắt đầu với những câu hỏi về định mệnh và dần dần đến gần với những chiêm nghiệm về một miền quá khứ hoàng kim đầy tính ước lệ, đối nghịch với thực tại chất chồng các khuôn mẫu lộn xộn.

Tập thơ Mùa Dã Cổ chia làm 4 phần bao gồm PHIÊU – MỎI – TRU – SAY kể về hành trình đi từ những chiêm nghiệm về định mệnh đến cuộc phiêu lưu vào ký ức hoàng kim thời dã cổ. 

 

Hội thảo giới thiệu tập thơ “Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên, có sự tham gia của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, tiến sĩ Nguyễn Quang A…

Bài thơ đánh dấu sự thành lập của Book Hunter và thể hiện rõ nét những thôi thúc cảm xúc:

Hãy điên đi người ơi

Ngày mai là ngày cuối cùng trên Trái Đất

Đạp tung những căn phòng quá chật

Xông ra giữa biển khơi

 

Hãy điên đi người ơi

Ngày mai là ngày cuối cùng trên Trái Đất

Có ý nghĩa gì đâu những bộ áo quần

Đem đốt hết cùng nhân gian lừa dối

 

Trích bài thơ "Lạc loài" trong phần PHIÊU của tập thơ "Mùa dã cổ"

Bài thơ kỷ niệm ngày đầu dựng website bookhunteclub.com với những chiêm nghiệm về định mệnh

Không thể chọn cho mình điểm kết
Cũng không biết được đâu là điểm khởi đầu
Chúng ta cứ mỗi lần định hình
Lại một lần vô cấu trúc
Chúng ta- những tên đầy tớ của Định Mệnh
Đã được Định Mệnh sắp đặt quá nhiều định mệnh
Và mọi sự xê dịch của các vì tinh tú
Cũng chỉ là ảo ảnh nơi tận cùng giấc mơ

Chúng ta – những tên đầy tớ của Định Mệnh
Gia nhập mọi cuộc chơi
Nhưng không thuộc về đâu cả…

 

Trích bài thơ "Những tên đầy tớ của định mệnh" trong phần Phiêu của tập thơ "Mùa dã cổ"

Trích dẫn trong bài "Mưa mùa dã cổ, bài chủ đề của tập thơ:

Hồn ta phong kín thuyền âm nhạc

Đợi mùa dã cổ tái sinh

Mưa ơi rửa sạch hồng trần

Cô nhân lại đợi tịch nhân tái hồi.

Cảm nhận của độc giả về "Mùa dã cổ"

“Sự cổ điển như đã trở thành bản năng của Hà Thủy Nguyên, từ “Điệu nhạc trần gian” tới “Thiên mã” hay “Cầm thư quán”, nó đã trở thành tư tưởng của tác giả. Và dường như cái cổ điển ấy lại là tiêu điểm để nhìn cuộc sống hiện nay. Ấy cũng chính là ý nghĩa của tác phẩm này.”
Đỗ Lai Thúy
Nhà phê bình văn học
Để chân ngã mang hình hài hồ ly tinh, Hà Thủy Nguyên biểu hiện một thứ tính nữ tự do, phiêu lãng, vừa đắm đuối với cuộc đời, lại vừa u uẩn buồn, vừa trí tuệ lại vừa trùng trùng tâm sự. Tính nữ này khác biệt rất nhiều so với các nhà thơ nữ khác của Việt Nam hoặc là giới hạn trong tình yêu, tình mẹ con, hoặc là sa đà vào dục tính. Bởi vậy, thơ Hà Thủy Nguyên xa lạ với đa số người, giống như hồ ly tinh vẫn là loài yêu quái mà con người vừa thích thú vừa e sợ vậy.
Lê Duy Nam
Dịch giả tại Book Hunter
Thơ ca/ Mùa trăng dã cổ/ Nén phiêu bồng/ Chốn thực tại…./ Vân liêu/ Bóng trăng cao/ Tận đáy ngọn miên triều/ Mà tay vốc muôn vì đêm tinh tú/ Mộng chiêm bao/ Ai chiêm mộng/ Cho dù/ Hồn cổ vọng/ Vọng hồn xưa/ Tự cổ/ Ánh trăng ngân/ Ngân khi rằm đến độ/ Bến thực hư/ Ảo diệu/ Mùa dã cổ/ Tiêu diêu.
Ẩn Hạc
Facebooker vịnh tập thơ

Trích Phi Lộ của tập thơ Mùa dã cổ

Người ta nói, thế giới hiện đại đánh dấu sự suy tàn của thơ ca. Tôi nói, thế giới hiện đại là bãi rác của lịch sử nhân loại. Tất cả những gì thanh cao nhất đã ngủ lại trong quá khứ cổ xưa, những gì phô bày ngày nay, kể cả sự thanh cao cũng chỉ là ngành công nghiệp tái chế rác. Rác được tái chế hay không thì vẫn cứ là rác.

Thơ ca không mất đi. Thơ ca chỉ ngủ ở nơi mà nó thuộc về. Giống như nhiều kẻ tự mạo nhận mình là đấng cứu thế, là cứu tinh của nhân loại trong thời suy tàn và điên đảo, cũng có không ít kẻ tự coi mình như những kẻ đột phá, đập vỡ tất cả sự cao quý của tính thơ. Liệu có thể gọi đó là thơ, có thể gọi đó là sự cứu thế, hay là sự tự mãn của rác rưởi lên ngôi?

Kệ thôi! Thơ ca cứ cao cao tại thượng mà say ngủ! Chỉ những ai dám vút bay lên tuyệt đối mới bắt gặp thơ ca ở đó. Thứ cảm hứng thiêng liêng ấy vốn dĩ ở một nơi phi thực và siêu tưởng. Mọi nỗ lực trần tục hóa thơ ca đều là giả dối và độc ác. Sự trần tục ấy nhằm mục đích để phục vụ đám đông, còn đám đông thì chỉ quen với một thứ rác tái chế.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+